Hình tượng con rắn trong văn hóa
Hình tượng con rắn trong văn hóa

Hình tượng con rắn trong văn hóa

Con rắn là một trong những biểu tượng thần thoại lâu đời nhất và phổ biến nhất của thế giới loài người. Loài rắn này đã được kết hợp với một số các nghi lễ cổ xưa nhất được biết đến của nhân loại[1] và rắn đại diện đồng thời biểu hiện cho hai mặt thiện và ác.[2][3] Trong văn hóa sự hiện diện của loài rắn được diễn ra từ cổ chí kim, từ văn hóa phương Đông đến văn hóa phương Tây, từ văn minh cổ xưa cho đến quan niệm về rắn thời hiện đại. Rắn không chỉ là loài động vật sống trên khắp thế giới, nó còn là biểu tượng cho nước, lửa, linh hồn, nhục dục, quyết đoán, đa nghi,[4] rắn còn Rắn biểu trưng cho cả giới tính nam và nữ, là một vị thần sáng thế, biểu trưng cho vũ trụ thời hỗn mang.[5]Những quan niệm đó xuất phát từ chính đặc tính của loài rắn, nét đặc trưng sinh học của loài rắn đã góp phần quyết định ý nghĩa biểu tượng của nó cụ thể là cách di chuyển uyển chuyển và sự siết chặt trong động tác bắt mồi khiến nó biểu trưng cho sức mạnh, sự lột da biểu trưng cho sự tái sinh, nọc độc của rắn có thể giết chết người nên được liên hệ đến đặc tính xấu và sự độc ác, tính lưỡng giới tượng trưng cho khởi nguồn của vũ trụ, thân hình rắn là một đường ngoằn ngoèo không đầu không đuôi kéo dài vô tận hoặc là một đường tròn thể hiện tính luân hồi của sống và chết. Trên thế giới, nhiều dân tộc xem rắn là chúa tể của phụ nữ.[6]Ba biểu tượng y học liên quan tới rắn còn được sử dụng cho tới ngày nay là Chén Hygieia, biểu tượng cho dược học, và Caduceus cùng Gậy Asclepius là biểu tượng cho y tế nói chung.[7] Ngày nay nọc rắn được sử dụng trong y học để chữa trị một số chứng bệnh hiểm nghèo. Ý nghĩa biểu tượng quan trọng nhất của rắn chính là sự thể hiện nguồn gốc của sự sống và vũ trụ, trên bình diện con người, đấy là biểu tượng kép của linh hồn và nhục dục.[6]

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Hình tượng con rắn trong văn hóa http://www.cn939.com/tcm-article-read-4694.html http://www.fabuloustravel.com/gourmet/travel/cobra... http://books.google.com/books?id=BumyQJ14n8sC&pg=P... http://books.google.com/books?id=T4N1HcruTeAC http://news.nationalgeographic.com/news/2002/04/04... http://mimobile.byu.edu/?m=5&table=books&bookid=46... http://ww2.pstripes.osd.mil/01/mag/sm072201c.html http://vnexpress.net/tin-tuc/khoa-hoc/quan-niem-ve... http://www.apollon.uio.no/vis/art/2006_4/Artikler/... http://www.archive.org/details/serpentworshipin211...